31 lao động nữ người Việt họ cùng nhau nộp đơn xin chuyển chủ, sau khi công ty thực phẩm ở Đài Trung nơi họ đang làm đã sử dụng lao động bất hợp pháp. Khi trả tiền lương không tương xứng với thời gian làm việc, sắp xếp lịch làm, nghỉ trái quy định.
Hôm 24/2 các công nhân lao động người Việt đã cùng nhay đệ đơn lên Bộ Lao động Đài Loan. Sau khi công ty tính toán trả tiền lương không đúng với quy định, thời gian làm việc, thời gian nghỉ không công bằng so với người Đài Loan làm cùng công ty.
Khi người Đài Loan nếu làm việc trong các ngày nghỉ lễ họ sẽ được công ty trả thêm tiền. Còn lao động nước ngoài sẽ không được công ty tính thêm tiền làm các ngày nghỉ lễ của Đài Loan.
Công ty luôn phân công công việc cho lao động nước ngoài làm các ca nhiều việc nhất, trong khi đó họ xếp lịch nghỉ vào những ngày ít việc nhất. Nhưng họ lại trừ tiền lương những ngày nghỉ đó.
Hiệp hội Công nhân Quốc tế Đài Loan đã nói công ty này thường không trả đúng tiền lương khi họ làm thêm giờ. Đôi khi họ bắt công nhân nước ngoài nghỉ bù. Các công nhận nước ngoài đôi khi không nhận thức được về sự chênh lệch về lương, vì phiếu lương của họ toàn tiếng Đài Loan. Nhằm gây khó dễ cho lao động nước ngoài, để họ không nắm rõ về lương đúng ra họ được nhận.
Theo luật của Đài Loan, các công ty bị phát hiện có hành vi lao động bất hợp pháp sẽ mất quyền thuê lao động nước ngoài và những lao động nước ngoài đó sẽ được phép chuyển sang công việc mới.
Ngoài ra lao động nước ngoài được phép chuyển chủ hợp pháp khi chủ lao động của họ bị mất, hoặc công ty phá sản.
Tại một cuộc họp báo, Hiệp hội Công nhân Quốc tế Đài Loan (TIWA) cho biết nhóm 31 công nhân nhập cư Việt Nam đã đệ đơn yêu cầu lên MOL vào tháng 10 năm ngoái, với lý do sử dụng lao động bất hợp pháp và không công bằng của người sử dụng lao động của họ, nhà sản xuất sản phẩm bánh mì Isabelle (Taiwan) Co. .
Cục Lao động Đài Trung đã cho phép người lao động chấm dứt hợp đồng vào cuối năm ngoái, nhưng Bộ Lao động vẫn chưa chấp thuận yêu cầu của họ để xin việc ở những nơi khác tại Đài Loan, có nghĩa là họ đã mất việc gần hai tháng.
“Theo luật, mặc dù một số người trong số họ được phép ở lại ký túc xá của công ty, và những người khác đang được TIWA tạm trú, họ vẫn bị căng thẳng vì họ có gia đình phụ thuộc ở quê nhà cần hỗ trợ tài chính”, “Bản thân người lao động cũng cần tiền cho những nhu cầu thiết yếu hàng ngày.”
Tuy nhiên, những trường hợp như vậy có thể mất từ sáu đến 12 tháng để được xử lý, vì MOL thường giao cho Cục Lao động của chính quyền địa phương điều tra các cáo buộc hành nghề lao động bất hợp pháp hoặc không công bằng chống lại người sử dụng lao động, theo TIWA.