Nếu ở Đài Loan người thân quen mà bạn biết không may qua đời bạn phải đi dự tang lễ, cần kiêng kị khá nhiều điều. Để không thất lễ hoặc không phạm sai lầm khi tham gia lễ tang ở Đài Loan bạn nhất định không thể bỏ qua bài viết này.
(1) Người Đài Loan xem ngày cáo biệt rất kĩ để đảm bảo về mặt phong thủy. Nhất là các gia đình có gia nghiệp thì khâu này không bao giờ thiếu. Để chờ được ngày đẹp, có khi phải để cả tháng mới chôn cất hoặc thiêu, bây giờ đa số là an táng bằng cách thiêu. Trong khoảng thời gian diễn ra lễ tang, bạn đến lúc nào cũng được, miễn là trước khi đến nên hỏi trước gia chủ có tiện đón tiếp hay không.
(2) Vẫn có truyền thống cúng thất, thất đầu nhất định là làm pháp lễ từ 9h đến 11h đêm. Đầu thất là thất do con trai trưởng làm cho cha mẹ, tam thất là do con gái làm cho cha me. Hai thất này là quan trọng nhất nên dù có đơn giản hoá đến cỡ nào thì hai thất này vẫn luôn giữ lại. Tuỳ theo gia đình có thể điều chỉnh giờ giấc nhưng phải xem các tiền bối gia tộc có quở trách hay không. Người Đài rất xem trọng việc đọc kinh và làm pháp sự cho người đã khuất. Thầy cúng cũng có một số vai trò xuyên suốt tang lễ nhưng chủ đạo vẫn là pháp sự bằng kinh Phật.
(3) Gia chủ sẽ không chào tạm biệt và nói cám ơn sau khi bạn đến viếng. Đó là điều cấm kị vì nó sẽ đem lại điều không may mắn cho bạn hoặc gia đình bạn. Nên bạn đừng bất ngờ không phải vì họ không tôn trọng, mà là vì phong tục thôi.
(4) Nếu gia chủ làm ở nhà tang lễ thì lý do có thể là: Một là gia đình còn người lớn hơn người mất (ví dụ cha mẹ mất nhưng vẫn còn ông bà nội); hai là gia đình neo đơn ít người , trẻ tuổi nhưng truyền thống thì nhiều nên họ sẽ qua nhà tang lễ và thông qua agent tổ chức tang lễ. Bằng cách này, gia chủ được agents nhắc nhở, làm đúng quy tắc, nghi lễ. Ba là không thể làm tại gia vì đời sống bận rộn gia chủ không thể túc trực 7749 ngày làm đầy đủ như ở nhà. Nên gặp phải trường hợp đi viếng ở nhà tang lễ, nếu ai muốn qua thắp nhang thì nên gọi cho gia chủ trước . Đừng trách người ta không ở đó, mục đích làm ở nhà tang lễ là để giảm tải những áp lực này. Ở Đài Loan, việc tổ chức ở nhà tang lễ khá phổ biến, nhất là các thành thị, còn khu vực nông thôn lắm thì mới tổ chức tại tư gia.
(5) Tiền viếng (tiền phúng điếu) gọi là “白包‘ gói những số có đuôi là 13579 chứ không gói số chẵn. Không thân thì gói 1100 NTD, thân thì 1500 NTD tuỳ theo quan hệ. Có điều không nên gói nhiều vì đây không phải chuyện gì vui vẻ. Còn việc gia chủ có nhận “白包” của bạn hay không thì tuỳ. Nếu họ cảm thấy mối quan hệ với bạn sẽ không có chuyện “có qua có lại” thì họ sẽ gói lại tiền đó bằng “紅包” để trả lại. Nếu họ thấy sẽ có khả năng “đi viếng lại” thì họ sẽ nhận. Một trường hợp khác là gia chủ là người có tiền, họ gói “紅包” lại hết cho mọi người, chỉ cần lòng thành thôi. Họ rất chừng mực trong việc nhận “bạch bao” hay “hồng bao”, ví dụ một gia đình có hai con, khi đứa con trai thứ nhất kết hôn họ mời bạn, thì con trai thứ hai sẽ không mời, list khách mời sẽ tuỳ vào tình hình mà phân chia thành hai nhóm. Nguyên tắc chung là không làm tiền khách mời, có qua có lại 1 lần là đủ. Những trường hợp thân thiết quá thì khác, tuỳ lòng thành mà số tiền được gói sẽ rất bất ngờ.
(6) Ở Đài thì phải chú ý: Khi đến nhớ đem theo lá cây để trong người, trước khi về thì bỏ lá cây bên đường. Version 1: nhất định phải là 艾草,một loại lá chuyên dùng để mang trong người khi dự tang lễ, bỏ đại ngoài đường trước khi về nhà. Version 2: lá gì cũng được, miễn là có đem. Dù là vesion nào thì sau khi rời khỏi nhà tang lễ, trước khi về nhà nhất định phải vòng qua chỗ đông người có dương khí để tránh âm khí theo mình về nhà.
(7) Gia chủ mà kĩ sẽ chuẩn bị cho bạn một gói vật dụng, trong đó có khăn tay nhỏ, lá bùa và gói xà phòng nhỏ. Để khi bạn đến nhà, đốt lá bùa vào hỗn hợp nước nóng và lạnh rồi đốt lá bùa bỏ xuống đó, lấy khăn lau tay và chân, xong rồi thì bỏ đi. Xà phòng để tắm. Những thứ này có ý nghĩa giúp bạn gọt rửa sạch sẽ và không đem điều xui xẻo về nhà mình.
(8) 告別式 Lễ cáo biệt:
– Tang lễ tại nhà: cực kì truyền thống và phức tạp, thường là tổ chức tại nhà tổ. Người Mẫn Nam sống theo tộc (cùng họ và bà con nhiều đời sống chung trong quá khứ). Một tộc bao giờ cũng có một từ đường chính đặt ở Chính Thân trong các Tam Hợp Viện, nếu gia tộc đó còn rất truyền thống và nề nếp thì người khi mất đều tổ chức tang lễ tại Tam Hợp Viện của tộc đó. Nghi lễ nhiều không thể tả, còn thuê cả người khóc mướn, khá là ồn ào nhưng sẽ được hàng xóm thông cảm. Trường hợp này thấy nhiều ở vùng nông thôn miền Trung và miền Nam Đài Loan. Đến lễ cáo biệt thì cũng giống ở Việt Nam, ăn mặc lịch sự không màu nè, tránh màu đỏ, nghiêm túc, yên tĩnh vào thắp nhang, vái người đã mất và gia chủ, gia chủ tạ lễ xong thì bạn có thể tiễn người mất đi thiêu hoặc chôn, nếu không thì ra về.
– Tang lễ tại nhà tang lễ: rất nghiêm trang, yên tĩnh và theo mình thấy thì tính sát thương rất cao. Khi đến thì từng nhóm người viếng vào thắp nhang, sau đó dự pháp lễ, xem video (cuộc đời của người mất từ khi sinh đến khi mất, nếu có), lễ phát biểu cảm nghĩ đối với người đã khuất, đoạn này thì đa phần là người thân trong gia đình hoặc bà con thâm giao lên phát biểu. Kết thúc pháp lễ cũng như cáo biệt tại gia, bạn có thể lựa chọn tiễn tiếp đoạn cuối hoặc ra về. Đến dự lễ cáo biệt thì gia chủ luôn chuẩn bị cho một phần quà nhỏ để bạn ra về. Thông thường sẽ là khăn và xà phòng, điểm chú ý là khăn bạn không thể lấy về để đó mà phải nhúng qua với nước và phơi khô.
(9) Hoả Táng: Ở Đài, người ta lựa chọn hoả táng nhiều hơn. Hoả táng là một sự lựa chọn theo mình là tốt hơn. Phần vì vấn đề môi trường, phần vì thủ tục đơn giản phù hợp với lối sống hiện đại bây giờ, phần vì vấn đề cảm xúc. Tro cốt thiêu xong, gia chủ có thể đem vào chùa hoặc đặt ở đâu tuỳ cơ duyên. Việc để tang ở Đài thường thì kéo dài một năm, trong năm này thì con cái người mất sẽ không được tổ chức hỷ sự.
(10) Trong thời gian diễn ra tang lễ, những người có tang sẽ không đến bất kỳ nhà ai trừ nhà người trong gia đình.